Đừng bao giờ rời bỏ anh em cùng đức tin
Đừng bao giờ rời bỏ anh em cùng đức tin
Anh Jarosław và vợ là Beata * kể lại: “Trong 10 năm, vợ chồng tôi bị mê hoặc bởi sự huy hoàng của việc kinh doanh và chúng tôi kiếm được khá nhiều tiền. Dù lớn lên trong lẽ thật, chúng tôi đã trôi dạt quá xa và không có đủ sức mạnh về thiêng liêng để quay về”.
Một anh khác là Marek thuật lại: “Tình hình xã hội và chính trị ở Ba Lan thay đổi làm tôi luôn mất việc. Tôi rất nản lòng. Tôi e ngại mở một công ty riêng vì biết mình không có năng khiếu trong kinh doanh. Nhưng cuối cùng, tôi bị cám dỗ để thành lập một công ty vì nghĩ rằng tôi sẽ chăm sóc nhu cầu vật chất cho gia đình tốt hơn mà không hại gì đến tình trạng thiêng liêng của mình. Với thời gian, tôi nhận thấy mình đã sai lầm biết bao!”.
Trong một xã hội mà vật giá leo thang không ngừng và tình trạng thất nghiệp ngày càng nhiều, một số người đã tuyệt vọng và có những quyết định thiếu khôn ngoan. Một số anh đã làm thêm giờ, nhận thêm một công việc khác, hoặc mở công ty riêng dù không có kinh nghiệm. Họ cho rằng mức thu nhập thêm sẽ giúp gia đình và không ảnh hưởng đến mối quan hệ với Đức Giê-hô-va. Tuy nhiên, những hoàn cảnh không lường trước Truyền 9:11, 12.
và sự bấp bênh của nền kinh tế có thể gây trở ngại và làm tổn hại về thiêng liêng. Hậu quả là một số người đã rơi vào bẫy của sự tham lam, để cho việc theo đuổi vật chất ảnh hưởng đến việc phụng sự Đức Chúa Trời.—Một số anh em mê mải theo đuổi những mục tiêu của thế gian nên không còn thời giờ cho việc học hỏi cá nhân, nhóm họp hoặc thánh chức. Rõ ràng, việc lơ là như thế gây tổn hại về thiêng liêng và mối quan hệ của họ với Đức Giê-hô-va. Họ cũng có thể từ bỏ một mối quan hệ quan trọng khác—dây liên lạc với ‘anh em trong đức-tin’ (Ga 6:10). Một số người đã dần dần rời xa đoàn thể anh em tín đồ Đấng Christ. Hãy xem xét kỹ về khía cạnh này.
Trách nhiệm với anh em cùng đức tin
Là anh em, chúng ta có nhiều dịp bày tỏ tình yêu thương với nhau (Rô 13:8). Rất có thể bạn thấy trong hội thánh có người “khốn-cùng kêu-cầu” (Gióp 29:12). Một số anh em có thể thiếu thốn về nhu cầu vật chất cơ bản. Sứ đồ Giăng nói đến cơ hội để chúng ta hành động, ông viết: “Nếu ai có của-cải đời nầy, thấy anh em mình đương cùng-túng mà chặt dạ, thì lòng yêu-mến Đức Chúa Trời thể nào ở trong người ấy được!”.—1 Giăng 3:17.
Có thể bạn đã đáp ứng nhu cầu ấy và còn rộng rãi giúp người khác. Nhưng chúng ta quan tâm đến đoàn thể anh em không chỉ trong việc giúp đỡ vật chất. Một số anh em có thể “kêu cầu” vì họ cô đơn hoặc chán nản. Họ có thể cảm thấy mình không xứng đáng phụng sự Đức Giê-hô-va, mắc một căn bệnh trầm trọng hoặc đau buồn vì mất người thân. Một cách mà chúng ta có thể khích lệ là nói chuyện và lắng nghe họ. Làm thế, chúng ta cho thấy sự đồng cảm và giúp họ giữ vững mối quan hệ với Đức Giê-hô-va (1 Tê 5:14). Điều này thường củng cố dây liên lạc yêu thương với anh em.
Đặc biệt trưởng lão trong hội thánh có thể lắng nghe với lòng thấu cảm, cho thấy anh hiểu vấn đề và đưa ra lời khuyên đầy yêu thương dựa trên Kinh Thánh (Công 20:28). Bằng cách này, các giám thị noi gương sứ đồ Phao-lô, có “lòng rất yêu-thương” với anh em thiêng liêng.—1 Tê 2:7, 8.
Tuy nhiên, nói sao nếu một tín đồ Đấng Christ có trách nhiệm giúp đỡ anh em cùng đức tin, nhưng giờ đây không thể chu toàn trách nhiệm ấy vì anh đã trôi dạt khỏi bầy? Ngay cả các giám thị cũng có thể rơi vào cám dỗ theo đuổi vật chất. Nói sao nếu một tín đồ Đấng Christ không kháng cự được cám dỗ như thế?
Trĩu nặng bởi những lo lắng trong đời sống
Như đã nói ở trên, vất vả để chu cấp đầy đủ cho gia đình về nhu cầu vật chất, thường Mat 13:22). Anh Marek, được đề cập ở đầu bài, giải thích: “Khi việc kinh doanh thất bại, tôi quyết định tìm một việc làm ở nước ngoài được trả lương cao. Thoạt tiên, tôi chỉ xa nhà trong ba tháng, sau đó là ba tháng nữa... Mỗi lần về nhà, tôi chỉ ở lại một thời gian ngắn. Vợ tôi là người không tin đạo và bị tổn thương về tình cảm vì việc này”.
mang lại những lo lắng và có thể làm cho một người xem nhẹ các giá trị thiêng liêng (Quyết định của anh không chỉ ảnh hưởng đến gia đình. Anh Marek nói tiếp: “Ngoài việc làm nhiều giờ trong cái nóng ngột ngạt, tôi còn gặp những người thô lỗ luôn tìm cách bóc lột người khác. Họ chẳng khác nào bọn côn đồ. Tôi cảm thấy nản chí và bị áp chế. Tôi thậm chí không có thì giờ để chăm sóc bản thân nên tôi nghi ngờ mình không có khả năng giúp anh em khác”.
Quyết định của anh Marek mang lại hậu quả đáng buồn, và vì thế chúng ta nên suy nghĩ về điều này. Dù tìm việc làm ở nước ngoài có vẻ là cách để giải quyết những khó khăn về kinh tế, nhưng chẳng phải cũng nảy sinh nhiều vấn đề khác hay sao? Chẳng hạn, thiêng liêng và tình cảm của gia đình chúng ta sẽ như thế nào? Chẳng phải việc chuyển ra nước ngoài sẽ cắt đứt mối liên lạc với hội thánh và chúng ta mất cơ hội phục vụ anh em cùng đức tin hay sao?—1 Ti 3:2-5.
Như bạn biết, một người không làm việc ở nước ngoài vẫn có thể mê mải việc làm ngoài đời. Hãy xem trường hợp của anh Jarosław và chị Beata. Anh nói: “Thoạt tiên, mọi chuyện dường như vô hại. Là vợ chồng mới kết hôn, chúng tôi có một địa điểm tốt để mở cửa hàng nhỏ bán bánh mì xúc xích. Lợi nhuận ngày càng tăng nên chúng tôi mở rộng kinh doanh. Nhưng vì có ít thời gian nên chúng tôi bỏ các buổi nhóm họp. Chẳng bao lâu, tôi không còn làm tiên phong và tôi tớ thánh chức nữa. Phấn khởi với lợi nhuận, chúng tôi mở một cửa hàng lớn và làm ăn chung với một người không cùng đức tin. Không lâu sau, tôi ra nước ngoài để ký những hợp đồng trị giá hàng triệu đô la. Tôi hiếm khi ở nhà, vì vậy mối quan hệ với vợ và con gái không còn gắn bó. Cuối cùng, sự phát triển trong kinh doanh đã ru ngủ chúng tôi về thiêng liêng. Vì không còn kết hợp với hội thánh, chúng tôi thậm chí không nghĩ đến các anh em”.
Chúng ta rút ra được bài học gì? Ước muốn tạo một “thiên đàng” riêng có thể làm cho một tín đồ Đấng Christ sa vào bẫy, dẫn đến tính tự mãn—ngay cả việc mất “áo-xống”, tức phẩm chất của tín đồ Đấng Christ (Khải 16:15). Ước muốn đó có thể cắt đứt mối liên hệ với các anh em mà chúng ta đã giúp như trước đây.
Thành thật đánh giá bản thân
Có thể chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng: “Điều đó sẽ không xảy đến với tôi”. Nhưng, mỗi người chúng ta nên nghiêm túc xem xét bao nhiêu là đủ trong cuộc sống. Phao-lô viết: “Chúng ta ra đời chẳng hề đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được. Như vậy, miễn là đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng” (1 Ti 6:7, 8). Đành rằng, tiêu chuẩn sống thay đổi tùy theo quốc gia, điều được xem là tối thiểu ở quốc gia phát triển có thể là xa xỉ trong nhiều xứ khác.
Dù mức sống nơi chúng ta cư ngụ là thế nào, hãy xem xét những lời tiếp theo của Phao-lô: “Còn như kẻ muốn nên giàu-có, ắt sa vào sự cám-dỗ, mắc bẫy-dò, ngã trong nhiều sự tham-muốn vô-lý thiệt-hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy-diệt hư-mất” (1 Ti 6:9). Cái bẫy thường được giấu ở nơi con mồi không thấy, và được làm ra để bắt con mồi cách bất ngờ. Làm thế nào chúng ta có thể tránh bị mắc bẫy bởi ‘sự tham-muốn thiệt-hại’?
Thiết lập thứ tự ưu tiên có thể thôi thúc chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho quyền lợi Nước Trời, kể cả việc học hỏi cá nhân. Học hỏi cùng với việc cầu nguyện có thể giúp một tín đồ Đấng Christ trở nên 2 Ti 2:15; 3:17.
“trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành” nhằm giúp đỡ người khác.—Trường hợp của anh Jarosław, qua vài năm, các trưởng lão đầy lòng yêu thương đã xây dựng và khuyến khích anh. Nhờ thế, anh đã thay đổi hoàn toàn. Anh nói: “Trong một cuộc nói chuyện đáng nhớ, các trưởng lão dẫn chứng một gương trong Kinh Thánh về một người trẻ tuổi giàu có muốn sống đời đời nhưng không sẵn lòng từ bỏ của cải. Rồi các anh tế nhị cho thấy tôi có thể áp dụng minh họa này không. Vì vậy, tôi hiểu mình thật sự phải sửa đổi điều gì”.—Châm 11:28; Mác 10:17-22.
Anh Jarosław thành thật xem xét lại hoàn cảnh của mình và quyết định không tham gia vào việc làm ăn lớn. Trong vòng hai năm, anh và gia đình đã hồi phục sức khỏe thiêng liêng. Giờ đây, anh Jarosław phục vụ anh em với tư cách là trưởng lão. Anh nói: “Khi anh em mê mải trong việc kinh doanh đến độ lơ là về thiêng liêng, tôi dùng kinh nghiệm bản thân để cho thấy gánh chung ách với người không cùng đức tin thật thiếu khôn ngoan. Cưỡng lại cám dỗ và tránh xa những hành vi bất lương là điều không dễ”.—2 Cô 6:14.
Anh Marek cũng học được một bài học qua kinh nghiệm đắng cay. Dù việc làm với lương cao ở nước ngoài đã giúp gia đình về tài chính, mối quan hệ của anh với Đức Chúa Trời và anh em bị ảnh hưởng. Với thời gian, anh sắp đặt lại những điều ưu tiên. Anh cho biết: “Trong những năm qua, hoàn cảnh tôi giống như Ba-rúc thời xưa, “tìm việc lớn cho mình”. Cuối cùng, tôi trải lòng với Đức Giê-hô-va, nói với Ngài về những nỗi lo âu, và giờ đây tôi cảm thấy mình có lại sự thăng bằng về thiêng liêng” (Giê 45:1-5). Hiện nay, anh Marek đang vươn tới “việc tốt-lành”, là giám thị trong hội thánh.—1 Ti 3:1.
Anh Marek cho lời cảnh báo những ai đang suy nghĩ về việc ra nước ngoài để tìm việc làm có lương cao. Anh nói: “Khi ở nước ngoài, chúng ta dễ rơi vào bẫy của thế gian độc ác. Việc không thông thạo ngôn ngữ địa phương cản trở chúng ta giao tiếp với người khác. Có lẽ bạn trở về quê hương với một số tiền, nhưng bạn cũng phải mất một thời gian dài để những vết thương thiêng liêng được chữa lành”.
Duy trì thăng bằng giữa việc làm ngoài đời và trách nhiệm với anh em sẽ giúp chúng ta làm hài lòng Đức Giê-hô-va. Làm thế, chúng ta có thể cung cấp một gương mẫu sống, giúp người khác có quyết định khôn ngoan. Những người bị nỗi lo âu đè nặng cần sự hỗ trợ, cảm thông và gương tốt của các anh em. Các trưởng lão và những người thành thục có thể giúp anh em cùng đức tin duy trì sự thăng bằng và tránh quá bận tâm bởi những lo âu trong cuộc sống.—Hê 13:7.
Thật thế, mong sao chúng ta không bao giờ rời bỏ anh em cùng đức tin vì mê mải công việc ngoài đời (Phi-líp 1:10). Thay vì vậy, chúng ta hãy “giàu-có nơi Đức Chúa Trời” khi đặt quyền lợi Nước Trời lên hàng đầu trong cuộc sống.—Lu 12:21.
[Chú thích]
^ đ. 2 Một số tên đã đổi.
[Các hình nơi trang 21]
Việc làm ngoài đời có ảnh hưởng đến việc bạn tham dự nhóm họp không?
[Các hình nơi trang 23]
Bạn có quý trọng cơ hội giúp anh em thiêng liêng không?