Chúa Giê-su có phải là Đức Chúa Trời?
Nhiều người tin rằng thuyết Chúa Ba Ngôi là “giáo lý chính của khối đạo Ki-tô”. Theo giáo lý này, Cha, Con và thánh linh là ba ngôi trong một Chúa. Hồng y John O’Connor nói về thuyết Chúa Ba Ngôi như sau: “Đó là sự mầu nhiệm kín giấu mà chúng ta không bao giờ hiểu được”. Tại sao thuyết Chúa Ba Ngôi lại khó hiểu?
Từ điển Kinh Thánh The Illustrated Bible Dictionary cho biết một lý do: “Giáo lý [Chúa Ba Ngôi] không dựa trên Kinh Thánh vì không có câu Kinh Thánh nào ủng hộ giáo lý này”. Vì thuyết Chúa Ba Ngôi “không dựa trên Kinh Thánh” nên những người theo thuyết này đã không tìm được câu Kinh Thánh nào để hỗ trợ, ngay cả khi bóp méo các câu Kinh Thánh.
Câu kinh thánh dạy giáo lý chúa ba ngôi?
Một câu Kinh Thánh thường bị lạm dụng để ủng hộ học thuyết này là Giăng 1:1. Trong bản Liên Hiệp Thánh Kinh Hội, câu này ghi: “Ban đầu có Ngôi-Lời, Ngôi-Lời ở cùng Đức Chúa Trời [tiếng Hy Lạp ton the·onʹ], và Ngôi-Lời là Đức Chúa Trời [tiếng Hy Lạp the·osʹ]”. Trong câu này, the·onʹ và the·osʹ là hai dạng của cùng một danh từ (the·osʹ) trong tiếng Hy Lạp. Trước từ đầu tiên có chữ ton, là một dạng của mạo từ xác định trong tiếng Hy Lạp. Trong trường hợp này, từ the·onʹ muốn nói đến Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tuy nhiên, trong trường hợp thứ hai, trước từ the·osʹ không có mạo từ xác định. Có phải là do sai sót không?
Tại sao thuyết Chúa Ba Ngôi lại khó hiểu?
Sách Phúc âm Giăng được viết trong ngôn ngữ Koine, tức tiếng Hy Lạp phổ thông thời đó. Ngôn ngữ này có những luật cụ thể về cách dùng mạo từ xác định. Học giả Kinh Thánh là ông A. T. Robertson ghi nhận nếu cả chủ ngữ và vị ngữ đều có mạo từ, thì “cả hai đều xác định, Ma-thi-ơ 13:38, ghi như sau: ‘Ruộng [tiếng Hy Lạp ho a·grosʹ] là thế-gian [tiếng Hy Lạp ho koʹsmos]’. Trước từ “ruộng” (a·grosʹ) và “thế-gian” (koʹsmos) đều có mạo từ (ho). Vì thế, theo văn phạm tiếng Hy Lạp, chúng ta hiểu thế gian cũng là ruộng.
giống nhau và có thể hoán đổi với nhau”. Ông Robertson dẫn chứng trường hợp nơiTuy nhiên, nếu chủ ngữ có mạo từ xác định nhưng vị ngữ không có, chẳng hạn như câu Giăng 1:1 thì sao? Học giả James Allen Hewett dẫn chứng câu Kinh Thánh này làm thí dụ. Ông nhấn mạnh: “Trong cấu trúc câu này, chủ ngữ và vị ngữ không bằng nhau, không giống nhau”, vì thế chúng không thể hoán đổi cho nhau.
Để minh họa, ông Hewett dùng câu Kinh Thánh 1 Giăng 1:5: “Đức Chúa Trời là sự sáng”. Từ “Đức Chúa Trời” ở đây trong tiếng Hy Lạp là ho the·osʹ, nên từ này có mạo từ xác định. Nhưng từ “sự sáng” là phos thì không có mạo từ xác định. Ông Hewett cho biết: “Một người có thể nói đặc tính của Đức Chúa Trời là sự sáng, nhưng không thể nói sự sáng là Đức Chúa Trời”. Chúng ta cũng có thể thấy một ví dụ tương tự nơi Giăng 4:24: “Đức Chúa Trời là Thần” và 1 Giăng 4:16: “Đức Chúa Trời tức là sự yêu-thương”. Trong cả hai câu Kinh Thánh đó, chủ ngữ có mạo từ xác định nhưng vị ngữ (“Thần” và “yêu thương”) thì không. Vì vậy, chủ ngữ và vị ngữ không thể hoán đổi với nhau. Hai câu này không thể có nghĩa “Thần là Đức Chúa Trời”, hoặc “sự yêu thương là Đức Chúa Trời”.
“Ngôi-lời” là ai?
Nhiều học giả nghiên cứu ngôn ngữ Hy Lạp cổ và các dịch giả Kinh Thánh nhận biết câu Giăng 1:1 nhấn mạnh đến một đặc tính của Ngôi Lời, chứ không chú trọng đến việc Ngôi Lời là ai. Dịch giả Kinh Thánh là ông William Barclay cho biết: “Vì [sứ đồ Giăng] không dùng mạo từ xác định trước từ theos, nên từ này là một từ miêu tả... Ở đây Giăng không nói Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Nói một cách đơn giản, ông không nói Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời”. Cũng thế, học giả Jason David BeDuhn nói: “Trong ngôn ngữ Hy Lạp, nếu bạn bỏ mạo từ trước từ theos trong một câu như ở phần cuối của Giăng 1:1, độc giả sẽ hiểu bạn muốn nói đến “một thần”... Không có mạo từ, từ theos có nghĩa hoàn toàn khác so với khi có mạo từ là ho theos [hoặc ton the·onʹ]”. Ông BeDuhn cho biết thêm: “Trong Giăng 1:1, Ngôi Lời không phải là Đức Chúa Trời có một và duy nhất nhưng là một thần”. Hơn nữa, ông Joseph Henry Thayer, học giả nghiên cứu về bản dịch Kinh Thánh American Standard Version, cho biết: “Logos [Ngôi Lời] là vị thần, chứ không phải là Đức Chúa Trời”.
Chúa Giê-su cho thấy rõ sự khác biệt giữa Cha và ngài
Biết được Đức Chúa Trời là ai có phải là “một điều mầu nhiệm kín giấu” không? Chúa Giê-su không nghĩ thế. Trong lời cầu nguyện với Cha ngài, Chúa Giê-su cho thấy rõ sự khác biệt giữa Cha và ngài khi nói: “Sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus-Christ, là Đấng Cha đã sai đến” (Giăng 17:3). Nếu chúng ta tin Chúa Giê-su và hiểu những dạy dỗ rõ ràng của Kinh Thánh, chúng ta sẽ tôn kính ngài, Con Đức Chúa Trời. Như Chúa Giê-su, chúng ta thờ phượng Đức Giê-hô-va, “Đức Chúa Trời có một và thật”.