Vắng bóng bạn đời—Nhu cầu nào? Giúp đỡ ra sao?
Vắng bóng bạn đời—Nhu cầu nào? Giúp đỡ ra sao?
Dưới ánh đèn mờ mờ trong nhà bếp của một căn hộ nhỏ bé, chị Jeanne chuẩn bị bàn ăn một cách máy móc. Dù sao chị cũng phải ăn một chút gì đó. Chợt nhận ra mình đã đặt hai cái đĩa trên bàn,... chị bật khóc. Theo thói quen, chị chuẩn bị bàn ăn cho hai người trong khi người chồng yêu dấu của chị đã khuất hai năm rồi.
Những ai chưa từng trải qua thì không thể hiểu thấu được nỗi đau của người mất đi bạn đời. Chính người trong cuộc cần thời gian để chấp nhận thực tại đau buồn này. Chị Beryl, 72 tuổi, không thể chấp nhận cái chết đột ngột của chồng. Chị nói: “Tôi không thể tin đó là sự thật. Tôi không tin được là chồng tôi sẽ không bao giờ bước qua cửa nhà nữa”.
Sau khi phẫu thuật cắt chi, một số người vẫn còn “cảm giác” ở chi đã mất. Tương tự thế, một người mất đi bạn đời có thể thấy thấp thoáng bóng dáng của người đã khuất giữa đám đông và nói với người đó theo quán tính.
Trước nỗi đau của người mất bạn đời, bạn bè và gia đình thường không biết phải làm sao. Bạn có quen người nào bị mất người hôn phối không? Nếu có, bạn có thể làm gì? Bạn cần biết điều gì để giúp người góa bụa vượt qua giai đoạn đau buồn? Làm sao để người ấy tìm lại niềm vui trong cuộc sống?
Những điều cần tránh
Vì quá xót xa trước nỗi đau của người góa bụa, bạn bè và gia đình có thiện chí thường tìm cách rút ngắn thời gian đau buồn của người ấy. Tuy nhiên, sau khi tiến hành cuộc Sáng-thế Ký 37:34, 35; Gióp 10:1.
khảo sát trên 700 người góa bụa, một nhà nghiên cứu viết: “Khoảng thời gian đau buồn không được xác định là phải dài ngắn bao nhiêu mới hợp lý”. Do đó, thay vì cố khuyên người ấy đừng buồn, bạn nên cho người ấy thời gian để bộc lộ nỗi đau của mình.—Dù có thể giúp người góa bụa thu xếp việc mai táng, nhưng đừng tự ý lo hết mọi việc. Một người góa vợ là anh Paul 49 tuổi cho biết: “Tôi thấy vui khi những người tận tình giúp đỡ vẫn hỏi ý kiến tôi và để tôi quyết định. Điều rất quan trọng đối với tôi là buổi tang lễ diễn ra tốt đẹp. Tôi nghĩ đây là điều cuối cùng mình có thể làm cho người vợ yêu dấu”.
Dĩ nhiên, bạn vẫn có thể giúp. Chị Eileen, một góa phụ 68 tuổi, nói: “Vì tâm trạng rối bời, nên tôi thấy khó sắp xếp giấy tờ và tổ chức tang lễ. Thật tốt là con trai và con dâu đã giúp tôi nhiều”.
Đừng ngại nhắc đến người đã khuất. Chị Beryl, được đề cập ở đầu bài, nói: “Bạn bè của tôi rất quan tâm, nhưng nhiều người tránh nhắc đến chồng tôi, cứ như là anh ấy chưa từng có mặt trên đời này vậy. Điều này làm tôi hơi buồn”. Đến lúc, người góa bụa muốn nói về người bạn đời đã ra đi. Bạn có nhớ việc tốt người đã khuất từng làm hay một câu chuyện vui liên quan đến người đó không? Hãy kể ra, đừng để nỗi e sợ ngăn bạn. Nếu hoàn cảnh thích hợp, hãy nói về những điểm nơi người ấy mà bạn quý và nhớ. Khi bạn làm thế, người góa bụa sẽ cảm thấy nhiều người khác cũng thương tiếc người khuất bóng.—Rô-ma 12:15.
Khi đến giúp người góa bụa, hãy tránh cho quá nhiều lời khuyên, hoặc hối thúc người ấy quyết định một điều gì đó mà chưa phải lúc *. Thay vì thế, bạn cần suy xét và tự hỏi: “Tôi có thể làm những việc thiết thực nào để giúp người góa bụa vượt qua giai đoạn vô cùng khó khăn này?”.
Những điều bạn có thể làm
Thời gian đầu khi người hôn phối mới qua đời, người góa bụa rất cần sự giúp đỡ thiết thực. Bạn có thể nấu ăn cho người ấy, sắp xếp chỗ ở cho bà con từ xa đến viếng hoặc thường xuyên bên cạnh người ấy không?
Bạn cần ý thức rằng người nam và người nữ phản ứng khác nhau trước nỗi đau và sự cô đơn. Chẳng hạn, ở một số nơi trên thế giới, hơn phân nửa người góa vợ tái hôn trong vòng 18 tháng sau khi mất bạn đời, điều này hiếm khi xảy ra với người góa chồng. Tại sao lại có sự khác nhau như thế?
Người ta thường nghĩ người nam tái hôn chỉ để thỏa mãn nhu cầu sinh lý. Nhưng không hẳn vậy. Vì vợ thường là chỗ dựa tinh thần duy nhất của người nam, nên khi vợ mất thì nỗi cô đơn của người nam thật khôn cùng. Trái lại, người nữ thường dễ tìm được người để chia sẻ, cho dù những người bạn của chồng giờ đây ít liên lạc. Sự khác biệt này phần nào giải thích lý do người nam nghĩ tái hôn là cách duy nhất thoát khỏi cảnh cô độc—nguy cơ là họ đi thêm bước nữa cách vội vàng. Dường như người nữ chống chọi với nỗi cô đơn tốt hơn.
Bạn có thể làm gì để giúp người góa bụa, dù nam hay nữ, vơi bớt nỗi cô đơn? Chị Helen, một góa phụ 49 tuổi, nói: “Nhiều người có ý tốt nhưng không chủ động giúp. Họ thường nói: “Chị cần gì cứ cho tôi biết”. Nhưng tôi biết ơn khi có người nói: “Tôi sẽ đi chợ, chị cùng đi với tôi nhé!””. Anh Paul, vợ mất do bị ung thư, giải thích lý do anh vui khi được mời đi ăn: “Đôi lúc, tôi không muốn gặp ai hoặc nói về hoàn cảnh của mình. Nhưng sau buổi họp mặt, tôi cảm thấy dễ chịu hơn, bớt cô đơn hơn. Tôi nhận ra rằng mọi người thật sự quan tâm và điều này khích lệ tôi rất nhiều”. *
Khi nào sự quan tâm là đặc biệt cần thiết?
Chị Helen thấy khi đa số người thân trở lại các sinh hoạt thường ngày cũng là lúc
chị cần sự quan tâm nhất. Chị nói: “Thời gian đầu, bạn bè và người thân ở bên tôi. Nhưng rồi họ cũng trở lại cuộc sống của họ. Còn tôi thì không như thế”. Khi ý thức được điều này, những người bạn chân chính sẽ tiếp tục dành thời gian để giúp người góa bụa.Nhiều người góa bụa rất cần sự quan tâm vào dịp kỷ niệm ngày cưới hoặc ngày chết của người hôn phối. Chị Eileen, được đề cập trong bài, nói rằng con trai của chị đã giúp chị vơi bớt nỗi cô đơn vào dịp kỷ niệm ngày cưới. Chị nói: “Vào ngày này mỗi năm, Kevin đưa tôi đi chơi rồi cùng ăn trưa. Đây là ngày đặc biệt của hai mẹ con tôi”. Hãy ghi lại những ngày đặc biệt đau buồn của người bạn hay người thân góa bụa, rồi sắp xếp để bạn hoặc những người khác đến thăm vào ngày đó.—Châm-ngôn 17:17.
Một số người góa bụa thấy chính người cùng cảnh ngộ là nguồn an ủi cho họ. Chị Annie, góa chồng đã tám năm, nói về một quả phụ khác: “Chị ấy thật mạnh mẽ, tôi rất khâm phục. Gương của chị ấy khuyến khích tôi tiếp tục tiến về phía trước”.
Thật vậy, sau khi vượt qua giai đoạn đau buồn ban đầu, người góa bụa có thể trở thành nguồn an ủi và khích lệ cho người khác. Bà Ru-tơ và mẹ chồng là Na-ô-mi, hai người góa phụ được đề cập trong Kinh Thánh, đã giúp đỡ lẫn nhau. Lời tường thuật đầy cảm động cho biết sự quan tâm đến nhau đã giúp họ vượt qua nỗi đau buồn và đối phó với hoàn cảnh khó khăn.—Ru-tơ 1:15-17; 3:1; 4:14, 15.
Đến lúc nguôi ngoai
Để ổn định cuộc sống, người góa bụa cần phải lấy lại cân bằng, dù vẫn nghĩ về người đã khuất nhưng cũng nên nghĩ đến nhu cầu hiện tại của bản thân. Vua khôn ngoan Sa-lô-môn công nhận rằng “có kỳ khóc” nhưng cũng “có kỳ chữa lành”, tức là nguôi ngoai.—Truyền-đạo 3:3, 4.
Hướng lên phía trước thay vì nhìn về quá khứ là điều không dễ chút nào. Anh Paul, được đề cập ở trên, minh họa như sau: “Vợ chồng tôi giống như hai cái cây mọc lên, quấn vào nhau. Một cây chết và bị bỏ đi, cây còn lại đứng một mình với hình thù kỳ lạ. Khi còn lại một mình, tôi cũng có cảm giác kỳ lạ, lạc lõng như thế”. Vì muốn giữ trung thành với bạn đời, một số người cứ sống với quá khứ. Số khác sợ rằng vui vẻ với cuộc sống hiện tại là phản bội người đã khuất, nên họ không muốn đi chơi hoặc gặp gỡ người khác. Làm sao có thể ân cần giúp người góa bụa nguôi ngoai để tiếp tục cuộc sống?
Bước đầu tiên là khuyến khích người đó giãi bày lòng mình. Anh Herbert, góa vợ đã sáu năm, nói: “Tôi rất quý khi những người đến thăm kiên nhẫn lắng nghe tôi nhắc lại chuyện quá khứ hoặc giãi bày nỗi lo. Tôi biết ơn thái độ đồng cảm của họ dù chắc có lúc tôi chẳng dễ chịu gì”. Anh Paul rất cảm kích trước việc làm của một người bạn chững chạc. Người bạn ấy thường xuyên hỏi thăm xem tinh thần của anh thế nào. Anh Paul nói: “Tôi rất quý thái độ nhẹ nhàng và chân thành của anh ấy. Vì thế, tôi thường giãi bày lòng mình với anh ấy”.—Châm-ngôn 18:24.
Khi nói ra được những cảm xúc mâu thuẫn trong lòng như ân hận, tự trách hoặc giận hờn, người góa bụa đã làm một bước quan trọng để chấp nhận thực tại và thích nghi với hoàn cảnh mới. Chẳng hạn, vua Đa-vít dốc đổ lòng mình với Giê-hô-va 2 Sa-mu-ên 12:19-23.
Đức Chúa Trời, Đấng đáng tin cậy nhất. Nhờ đó, ông có được sức mạnh để “chờ dậy” và chấp nhận thực tế đau buồn là con trai mới sinh của ông đã chết.—Với thời gian, người góa bụa cần trở lại các sinh hoạt đời thường, dù ban đầu có khó khăn. Bạn có thể cùng người ấy làm những việc thường ngày như đi chợ hoặc đi dạo không? Người ấy có thể làm giùm bạn một việc gì đó không? Đây là cách giúp người ấy tránh sống khép mình. Chẳng hạn, chị ấy có thể trông trẻ hoặc chỉ bạn cách nấu một món ăn không? Anh ấy có thể giúp sửa chữa nhà cửa không? Khi được nhờ giúp như thế, người góa bụa có việc để làm và cảm thấy đời sống có ích.
Khi giao tiếp cởi mở, người góa bụa sẽ dần tìm lại niềm vui trong cuộc sống, ngay cả đặt ra những mục tiêu mới. Đây là trường hợp của chị Yonette 44 tuổi, một góa phụ đang nuôi con. Chị kể: “Trở lại với sinh hoạt thường ngày là cả một thử thách! Công việc thường nhật, quản lý tiền bạc và chăm sóc ba đứa con, tất cả đều rất khó”. Tuy nhiên với thời gian, chị Yonette tập sắp xếp công việc và nói chuyện cởi mở với các con. Chị cũng tập cách đón nhận sự giúp đỡ của những người bạn thân.
“Cuộc sống vẫn quý”
Muốn giúp người góa bụa một cách hiệu quả, bạn bè và gia đình cần thực tế. Trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, tâm trạng của người góa bụa sẽ thay đổi: có lúc ổn định, có lúc buồn nản. Trong giai đoạn ổn định, người ấy lạc quan và có tiến triển tốt, còn lúc buồn nản thì ngược lại. Đó là vì “tai-họa của lòng” hay nỗi đau đớn của người góa bụa có thể quá lớn.—1 Các Vua 8:38, 39.
Trong những lúc buồn nản, người góa bụa rất cần sự động viên để sống với thực tại và tránh cô lập mình. Nhờ sự động viên như thế, nhiều người đã tìm cho mình một hướng đi mới. Anh Claude 60 tuổi trở thành người truyền giáo trọn thời gian ở châu Phi. Anh cho biết: “Cuộc sống vẫn quý, ngay cả sau nỗi đau đớn vì bạn đời ra đi”.
Khi người hôn phối khuất bóng, cuộc sống chẳng còn như xưa. Dù thế, cuộc đời vẫn còn nhiều điều tốt đẹp để sẻ chia.—Truyền-đạo 11:7, 8.
[Chú thích]
^ đ. 11 Xin xem khung “Giữ làm kỷ niệm hay bỏ đi?” nơi trang 12.
^ đ. 16 Muốn biết thêm những cách thực tiễn để giúp người góa bụa, xin xem sách Khi một người thân yêu chết đi, trang 20-25, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
[Câu nổi bật nơi trang 11]
Những người bạn chân chính sẽ tiếp tục dành thời gian để giúp người góa bụa
[Khung/Hình nơi trang 12]
Giữ làm kỷ niệm hay bỏ đi?
Chị Helen, mới góa chồng vài năm, nói: “Tôi vẫn giữ nhiều đồ vật của chồng tôi. Thời gian trôi qua, những đồ vật ấy càng gợi lại nhiều kỷ niệm đẹp. Tôi không muốn bỏ đi bất cứ thứ gì ngay bây giờ, vì cảm xúc của tôi có thể sẽ thay đổi”.
Trái lại, anh Claude góa vợ hơn 5 năm nói: “Dù không có đồ vật của vợ ở bên, nhưng tôi vẫn nhớ vợ. Tôi nghĩ việc bỏ đi những đồ vật ấy giúp tôi chấp nhận thực tại và dễ nguôi ngoai hơn”.
Về các đồ vật của người quá cố, những nhận xét trên cho thấy mỗi người quyết định mỗi khác. Do đó, bạn bè và người thân của người góa bụa không nên áp đặt quan điểm của mình.—Ga-la-ti 6:2, 5.
[Các hình nơi trang 9]
Người góa bụa cần sự quan tâm vào những ngày đặc biệt nào?
[Hình nơi trang 9]
Nhớ mời họ cùng đi chơi
[Các hình nơi trang 10]
Trong sinh hoạt thường ngày hoặc giải trí, hãy mời người góa bụa cùng tham gia