Bảy bước hữu ích để đọc Kinh Thánh
Bảy bước hữu ích để đọc Kinh Thánh
“Kinh Thánh không chỉ là cuốn sách bán chạy nhất trong mọi thời đại, mà nó còn là cuốn sách bán chạy nhất mỗi năm”.—TẠP CHÍ TIME.
“Thỉnh thoảng tôi đọc Kinh Thánh, nhưng thấy nó chán ngắt”.—ÔNG KEITH, MỘT NHẠC SĨ NỔI TIẾNG CỦA NƯỚC ANH.
Thật nghịch lý khi nhiều người có Kinh Thánh nhưng dường như chẳng được lợi ích bao nhiêu từ việc đọc sách đó. Tuy nhiên, những người khác quý những điều họ đọc trong Kinh Thánh. Chẳng hạn, một phụ nữ tên là Nancy kể lại: “Khi bắt đầu đọc và suy ngẫm Kinh Thánh mỗi sáng sớm, tôi cảm thấy sẵn sàng để đương đầu với những gì xảy ra trong ngày. So với bất cứ điều gì mà tôi đã cố gắng trong hơn 35 năm qua, thói quen này giúp tôi bớt buồn nản nhiều nhất”.
Thậm chí nếu chưa bao giờ đọc Kinh Thánh, bạn có tò mò khi nhiều người nhận lợi ích từ sách này không? Nếu đã đọc Kinh Thánh, bạn có muốn nhận được nhiều lợi ích hơn không? Nếu có, hãy thử bảy bước được đề cập trong bài này.
Bước 1—Đọc với động cơ đúng
▪ Có thể bạn chỉ đọc Kinh Thánh vì đây là tác phẩm hay, cảm thấy bị bắt buộc hoặc nghĩ rằng bạn có thể tìm được sự hướng dẫn trong thế giới hỗn loạn này. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận lợi ích tối đa nếu có mục tiêu là học biết sự thật về Đức Chúa Trời. Ngoài ra, bạn sẽ được nhiều ân phước nếu có động cơ để tìm hiểu thông điệp trong Kinh Thánh tác động ra sao đến đời sống mình.
Nhằm nêu bật tầm quan trọng của việc đọc với động cơ đúng, Kinh Thánh được so sánh như một cái gương: “Nếu có kẻ nghe lời mà không làm theo, thì khác nào người kia soi mặt mình trong gương, thấy rồi thì đi, liền quên mặt ra thể nào. Nhưng kẻ nào xét kĩ Gia-cơ 1:23-25.
luật-pháp trọn-vẹn, là luật-pháp về sự tự-do, lại bền lòng suy-gẫm lấy, chẳng phải nghe rồi quên đi, nhưng hết lòng giữ theo phép-tắc nó, thì kẻ đó sẽ tìm được phước trong sự mình vâng lời”.—Trong minh họa này, người đó soi gương nhưng không chỉnh trang lại ngoại diện. Có lẽ chỉ nhìn lướt qua hoặc không muốn làm bất kỳ thay đổi nào. Tương tự thế, chúng ta sẽ không nhận được nhiều lợi ích nếu đọc Kinh Thánh thất thường, qua loa hoặc không áp dụng những gì mình đọc. Ngược lại, chúng ta sẽ hạnh phúc thật sự nếu đọc Kinh Thánh với mục tiêu là để làm theo, tức để ý tưởng của Đức Chúa Trời uốn nắn tư tưởng và hành động của mình.
Bước 2—Chọn một bản dịch đáng tin cậy
▪ Có lẽ trong tiếng mẹ đẻ, bạn có nhiều bản dịch Kinh Thánh để lựa chọn. Dù bất kỳ bản dịch Kinh Thánh nào cũng có thể đem lại lợi ích cho bạn, nhưng một số bản dịch Kinh Thánh dùng ngôn ngữ xưa hoặc uyên thâm khiến người ta khó hiểu (Công-vụ 4:13). Thậm chí một số bản dịch đã làm mất đi tính xác thực của Kinh Thánh vì dựa vào truyền thống của con người. Chẳng hạn, như chúng ta thấy trong những bài đầu của tạp chí này, một số bản đã thay thế danh Đức Chúa Trời, Giê-hô-va, với những tước hiệu như “Đức Chúa Trời” hoặc “Chúa”. Vì thế, khi lựa chọn bản dịch Kinh Thánh, hãy tìm bản nào chính xác, dùng ngôn từ dễ hiểu hầu khuyến khích việc đọc Kinh Thánh.
Hàng triệu độc giả trên toàn thế giới thấy Bản dịch Thế Giới Mới đáp ứng các tiêu chí trên *. Hãy xem xét trường hợp của một người cao tuổi tại Bun-ga-ri. Ông tham dự nhóm họp của Nhân Chứng Giê-hô-va và nhận được một cuốn Bản dịch Thế Giới Mới. Sau đó, ông nói: “Tôi đã đọc Kinh Thánh trong nhiều năm nhưng chưa bao giờ đọc một bản dịch dễ hiểu và tác động sâu xa đến thế”.
Bước 3—Cầu nguyện
▪ Bạn có thể hiểu Kinh Thánh rõ hơn qua việc xin Tác Giả sách này giúp đỡ, như người viết sách Thi-thiên đã nói: “Xin Chúa mở mắt tôi, để tôi thấy sự lạ-lùng trong luật-pháp của Chúa” (Thi-thiên 119:18). Mỗi lần đọc Kinh Thánh, hãy cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài giúp bạn hiểu Lời Ngài. Bạn cũng có thể cảm tạ Đức Chúa Trời về Kinh Thánh, vì nếu không có Kinh Thánh, chúng ta sẽ không biết Ngài.—Thi-thiên 119:62.
Đức Chúa Trời có nghe lời cầu nguyện như thế để xin sự giúp đỡ không? Hãy xem những gì đã xảy ra cho hai chị em ở độ tuổi thanh thiếu niên tại Uruguay. Họ khó hiểu những điều được ghi nơi sách Đa-ni-ên 2:44 và cầu xin Đức Chúa Trời phái ai đó đến giúp họ hiểu câu này. Trong khi hai chị em đang xem Kinh Thánh, có hai Nhân Chứng Giê-hô-va đến nhà, đọc ngay câu Kinh Thánh mà hai em mới cầu nguyện. Họ giải thích rằng câu này nói về các chính phủ loài người sẽ bị thay thế bằng Nước của Đức Chúa Trời *. Hai chị em tin rằng Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện của họ.
Bước 4—Đọc mỗi ngày
▪ Một nhà xuất bản cho biết “có sự bùng nổ về số lượng bán Kinh Thánh” sau vụ khủng bố tại Hoa Kỳ vào ngày 11-9-2001. Nhiều người chỉ tìm đến Lời Đức Chúa Trời trong giai đoạn đau buồn. Tuy nhiên, Kinh Thánh khuyến khích chúng ta đọc mỗi ngày vì sách này có nói: “Quyển sách kinh luật này chớ xa miệng con, hãy suy gẫm ngày và đêm hầu cho cẩn thận Giô-suê 1:8, Bản Dịch Mới.
làm theo mọi điều đã chép trong sách; vì như vậy đường lối con mới được thịnh vượng và thành công”.—Giá trị của việc thường xuyên đọc Kinh Thánh có thể được minh họa như một người bị đau tim và ông quyết định ăn thức ăn tốt cho sức khỏe. Liệu chế độ ăn uống này có giúp ích nếu ông chỉ làm theo khi bị đau buốt ở ngực? Chắc chắn không. Ông phải theo sát chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe để được lợi ích tối đa. Tương tự, việc đọc Kinh Thánh mỗi ngày sẽ giúp ‘đường lối bạn thành công’.
Bước 5—Dùng nhiều cách
▪ Đọc từ sách Sáng-thế Ký đến Khải-huyền sẽ có ích, nhưng bạn có thể tìm được nhiều cách khác để thích thú trong việc đọc. Sau đây là vài đề nghị:
Đọc về một nhân vật. Đọc tất cả các chương hoặc các sách nói về một người thờ phượng Đức Chúa Trời, ví dụ:
• Giô-sép: Sáng-thế Ký 37-50.
• Ru-tơ: Ru-tơ 1-3.
• Chúa Giê-su: Ma-thi-ơ 1-28; Mác 1-16; Lu-ca 1-24; Giăng 1-21. *
Tập trung vào một đề tài. Đọc các câu Kinh Thánh có liên quan đến đề tài đó. Chẳng hạn, nghiên cứu đề tài về cầu nguyện rồi đọc những lời khuyên trong Kinh Thánh có liên quan cũng như một vài lời cầu nguyện ghi trong Kinh Thánh. *
Đọc lớn tiếng. Bạn có thể được lợi ích rất nhiều qua việc đọc Kinh Thánh lớn tiếng (Khải-huyền 1:3). Thậm chí bạn có thể đọc lớn tiếng chung với gia đình, thay phiên nhau đọc các đoạn hoặc phân vai các nhân vật cho mỗi thành viên trong gia đình. Một số người thích nghe phần ghi âm đọc Kinh Thánh. Một thiếu nữ nói: “Tôi thấy khó để bắt đầu đọc Kinh Thánh, nên đã nghe phần thu âm Kinh Thánh. Giờ đây tôi thấy mình thích Kinh Thánh hơn cuốn tiểu thuyết hay”.
Bước 6—Suy ngẫm
▪ Nhịp độ và sự phân tâm trong đời sống hiện nay không tốt cho việc suy ngẫm. Tuy nhiên, giống như việc tiêu hóa thức ăn để nuôi dưỡng cơ thể, chúng ta phải suy ngẫm những điều mình đọc trong Kinh Thánh hầu nhận được lợi ích. Chúng ta làm điều này qua việc ôn lại những điều đã đọc và tự hỏi các câu như: “Tôi đã học được điều gì về Giê-hô-va Đức Chúa Trời? Tôi áp dụng điểm đó như thế nào? Tôi có thể dùng điểm này để giúp người khác ra sao?”.
Việc suy ngẫm như thế giúp thông điệp trong Kinh Thánh động đến lòng chúng ta và gia tăng niềm vui trong việc đọc Lời Đức Chúa Trời. Sách Thi-thiên 119:97 cho biết: “Tôi yêu-mến luật-pháp Chúa biết bao! Trọn ngày tôi suy-gẫm luật-pháp ấy”. Qua việc suy ngẫm Kinh Thánh, người viết Thi-thiên ngày càng yêu thích những gì ông đã đọc.
Bước 7—Nhờ người khác giúp
▪ Đức Chúa Trời không mong đợi chúng ta hiểu rõ Lời Ngài bằng sức riêng của mình. Ngay cả Kinh Thánh cũng “có mấy khúc khó hiểu” (2 Phi-e-rơ 3:16). Sách Công-vụ mô tả một viên quan người Ê-thi-ô-bi thấy khó hiểu phần Kinh Thánh ông đọc. Đức Chúa Trời cử một người thờ phượng Ngài đến giúp ông. Kết quả là “ông tiếp tục cuộc hành trình, lòng đầy hoan hỷ”.—Công-vụ 8:26-39, Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
Bạn cũng có thể được lợi ích nhiều hơn từ việc đọc Kinh Thánh bằng cách nhờ người khác giúp để hiểu rõ hơn. Hãy liên lạc với Nhân Chứng Giê-hô-va tại địa phương hoặc viết thư gửi đến địa chỉ ghi nơi trang 4 của tạp chí này để được học Kinh Thánh miễn phí tại nhà.
[Chú thích]
^ đ. 12 Bản dịch Thế Giới Mới, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản, đã được in trọn bộ hay từng phần trong 83 ngôn ngữ và cũng có trên trang www.watchtower.org trong 11 ngôn ngữ.
^ đ. 15 Muốn biết thêm thông tin về Nước Đức Chúa Trời và những gì Nước này sẽ làm, xin xem chương 8, sách Kinh Thánh thật sự dạy gì?, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
^ đ. 24 Nếu mới đọc Kinh Thánh, bạn hãy thử bắt đầu với sách Mác, một sách ghi nhanh diễn tiến công việc rao giảng của Chúa Giê-su.
^ đ. 25 Sách Kinh Thánh thật sự dạy gì?, giúp nhiều người tìm hiểu Kinh Thánh theo đề tài. Chẳng hạn, chương 17 thảo luận đề tài Kinh Thánh cho biết gì về lời cầu nguyện.