HÃY NOI THEO ĐỨC TIN CỦA HỌ | GIÔ-SÉP
“Sự bàn chiêm-bao há chẳng do nơi Đức Chúa Trời ư?”
Giô-sép bước dọc theo hành lang tăm tối, người chàng ướt đẫm mồ hôi vì phải làm việc cực nhọc trong cái nóng ngột ngạt. Bên ngoài, ánh mặt trời chói chang ở Ai Cập khiến nhà tù trở nên như cái lò nung. Dường như Giô-sép biết rõ từng viên gạch, từng vết nứt trên tường. Đó là cả thế giới của chàng. Dù tại nơi đây Giô-sép được coi trọng, nhưng suy cho cùng, chàng vẫn là một tù nhân.
Chắc hẳn Giô-sép thường hồi tưởng về cuộc sống trên những ngọn đồi đá tại Hếp-rôn, nơi chàng từng chăn bầy gia súc của cha mình. Lúc đó, chàng khoảng 17 tuổi. Cha chàng là Gia-cốp thường sai chàng đi xa nhà hàng chục dặm. Sự tự do như thế giờ đây đối với chàng là điều không tưởng. Những người anh đố kỵ của Giô-sép đã đối xử tàn ác với chàng, rồi bán chàng làm nô lệ. Chàng bị dẫn xuống Ai Cập. Lúc đầu, chàng phục vụ trong nhà của một viên quan tên là Phô-ti-pha. Giô-sép được chủ tín cẩn cho đến một ngày chàng bị vu khống cưỡng hiếp vợ của Phô-ti-pha. Thế là chàng bị bắt bỏ tù *.—Sáng-thế Ký, chương 37, 39.
Giờ đây Giô-sép đã 28 tuổi, chàng đã trải qua khoảng mười năm nô lệ và tù tội. Cuộc đời của chàng không hề giống với những gì chàng mong đợi. Liệu chàng có được tự do không? Có được gặp lại người cha già yêu dấu và người em thân thương là Bên-gia-min không? Chàng sẽ còn kẹt trong cái hố ngục tù này đến bao giờ?
Bạn có bao giờ cảm thấy như Giô-sép không? Đôi lúc, cuộc sống hoàn toàn trái ngược với những mơ ước thời tuổi trẻ. Thật vậy, hoàn cảnh đau buồn có vẻ cứ kéo dài đằng đẵng và thấy khó tìm ra lối thoát hoặc cách để chịu đựng. Hãy xem chúng ta có thể học được gì từ gương của Giô-sép.
‘ĐỨC GIÊ-HÔ-VA Ở VỚI CHÀNG’
Giô-sép biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ bỏ quên chàng, và điều đó chắc chắn đã giúp chàng chịu đựng. Đức Giê-hô-va vẫn ban phước cho Giô-sép ngay cả trong nhà tù ngoại quốc. Kinh Thánh viết: “Nhưng Chúa ở với Giô-sép và tỏ lòng thương xót đối với chàng. Ngài ban cho chàng được ơn trước mặt viên cai ngục” (Sáng-thế Ký 39:21-23, Đặng Ngọc Báu). Khi Giô-sép tiếp tục làm việc siêng năng, Đức Giê-hô-va có lý do để ban phước cho chàng. Chắc chắn chàng an lòng biết bao khi nhận ra Đức Giê-hô-va luôn ở cùng mình!
Đức Giê-hô-va có ý định để Giô-sép ở mãi trong tù không? Giô-sép chỉ có thể đoán câu trả lời. Hẳn là chàng tiếp tục nêu lên câu hỏi này khi cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Như thường thấy, câu trả lời đến một cách bất ngờ. Một ngày nọ, nhà tù xôn xao vì sự xuất hiện của hai tù nhân mới, đó là hai viên quan hầu cận Pha-ra-ôn. Một người là quan dâng bánh, người kia là quan dâng rượu của vua.—Sáng-thế Ký 40:1-3.
*. Một đêm nọ, hai phạm nhân ấy, mỗi người mơ một giấc chiêm bao sống động và khó hiểu. Khi gặp họ vào buổi sáng, Giô-sép nhận thấy có gì đó không bình thường. Chàng hỏi: “Ngày nay sao hai quan có sắc mặt âu-sầu vậy?” (Sáng-thế Ký 40:3-7). Có lẽ thái độ tử tế của chàng khiến họ cảm thấy an tâm để nói ra vấn đề của mình. Giô-sép không biết rằng cuộc trò chuyện ấy sẽ dẫn đến một bước ngoặt trong cuộc đời của chàng. Nếu Giô-sép không thể hiện lòng quan tâm đến họ thì có lẽ cuộc trò chuyện ấy không diễn ra. Hành động của chàng khiến chúng ta tự hỏi: “Mình có thể hiện đức tin nơi Đức Chúa Trời bằng cách quan tâm đến người khác không?”.
Cai ngục tin tưởng giao cho Giô-sép trách nhiệm coi sóc hai phạm nhân đặc biệt nàyHai người nói rằng họ cảm thấy bối rối vì những giấc mơ sống động và khó hiểu. Thực tế là không có ai giải giấc mơ cho họ. Người Ai Cập rất xem trọng các giấc mơ và tin tưởng những người tự cho rằng có khả năng giải mộng. Hai vị quan ấy không biết rằng giấc mơ của họ đến từ Đức Chúa Trời của Giô-sép nhưng Giô-sép thì biết. Chàng đảm bảo với họ: “Sự bàn chiêm-bao há chẳng do nơi Đức Chúa Trời ư? Xin hãy thuật lại điềm chiêm-bao của hai quan cho tôi nghe đi” (Sáng-thế Ký 40:8). Lời nói của Giô-sép vẫn có giá trị đối với những học viên Kinh Thánh chân thành ngày nay. Giá mà tất cả những người sùng đạo đều khiêm nhường như vậy! Chúng ta cần sẵn sàng gạt bỏ lối suy nghĩ cao ngạo của loài người và nương cậy Đức Chúa Trời khi tìm lời giải thích đúng đắn về Kinh Thánh!—1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13; Gia-cơ 4:6.
Quan dâng rượu kể trước. Ông thuật lại cho Giô-sép về cây nho có ba cành sinh ra những chùm nho. Trái nho chín mọng và quan dâng rượu ép nho vào ly của Pha-ra-ôn. Nhờ Đức Giê-hô-va, Giô-sép ngay lập tức giải được ý nghĩa của giấc mơ. Chàng nói với quan dâng rượu là ba cành nho tượng trưng cho ba ngày. Trong ba ngày nữa, Pha-ra-ôn sẽ phục chức cho quan dâng rượu. Khi nét vui mừng thể hiện trên gương mặt của vị quan ấy, Giô-sép đưa ra một thỉnh cầu: “Làm ơn tâu cùng Pha-ra-ôn về nỗi tôi và đem tôi ra khỏi chốn nầy”. Giô-sép giải thích rằng chàng đã bị bắt cóc khỏi gia đình và bị bỏ tù vô cớ.—Sáng-thế Ký 40:9-15.
Hớn hở trước tin mừng mà quan dâng rượu nhận được, quan dâng bánh hỏi Giô-sép về ý nghĩa giấc mơ của mình. Trong giấc mơ, ông thấy ba giỏ bánh và chim chóc đến ăn bánh trong một giỏ trên đầu ông. Lời giải nghĩa về giấc chiêm bao bí ẩn này cũng được ban cho Giô-sép, nhưng nó không phải là tin tốt lành đối với quan dâng bánh. Giô-sép nói: Sáng-thế Ký 40:16-19). Giống như mọi tôi tớ trung thành của Đức Chúa Trời, Giô-sép dạn dĩ công bố thông điệp của Đức Giê-hô-va, cả tin tốt lành lẫn thông điệp phán xét.—Ê-sai 61:2.
“Ý-nghĩa chiêm-bao nầy là, ba giỏ, tức là ba ngày. Trong ba ngày nữa, Pha-ra-ôn sẽ xử trảm quan, sai đem treo lên cây cho chim-chóc ăn thịt quan vậy” (Ba ngày sau, lời của Giô-sép thành sự thật. Pha-ra-ôn tổ chức một tiệc sinh nhật, đây là điều mà dân Đức Chúa Trời vào thời Kinh Thánh không làm. Trong bữa tiệc này, Pha-ra-ôn đưa ra phán quyết đối với hai cận thần. Đúng như Giô-sép đã báo trước, quan dâng bánh bị xử tử còn quan dâng rượu được phục chức. Nhưng đáng buồn thay, vị quan thờ ơ ấy đã quên mất Giô-sép.—Sáng-thế Ký 40:20-23.
“ĐÓ CHẲNG PHẢI TÔI”
Hai năm dài đằng đẵng trôi qua (Sáng-thế Ký 41:1). Hãy tưởng tượng nỗi thất vọng của Giô-sép! Có lẽ ông đã hy vọng rất nhiều sau khi Đức Giê-hô-va cho ông hiểu ý nghĩa hai giấc mơ bí ẩn của quan dâng bánh và quan dâng rượu. Do đó, mỗi ngày khi bình minh ló dạng, hẳn Giô-sép đã thức giấc với niềm hy vọng rằng hôm nay có thể là ngày mình được giải thoát. Nhưng rồi chuỗi ngày tù tội u buồn và tẻ nhạt vẫn kéo dài lê thê. Hai năm ấy có lẽ là khoảng thời gian dài nhất đối với Giô-sép. Nhưng chàng không bao giờ từ bỏ niềm tin nơi Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Thay vì chìm đắm trong nỗi tuyệt vọng, chàng quyết tâm chịu đựng. Nhờ vượt qua khoảng thời gian khổ sở ấy, chàng trở nên mạnh mẽ hơn.—Gia-cơ 1:4.
Trong thời kỳ khó khăn này, có ai trong chúng ta không phải chịu đựng? Để đối mặt với những gian nan trong đời sống, chúng ta cần có lòng quyết tâm, tính kiên nhẫn và sự bình an nội tâm mà chỉ Đức Chúa Trời mới có thể ban cho. Như đã làm với Giô-sép, ngài có thể giúp chúng ta đấu tranh với nỗi tuyệt vọng và bám chặt vào niềm hy vọng.—Rô-ma 12:12; 15:13.
Quan dâng rượu có thể quên Giô-sép, nhưng Đức Giê-hô-va thì không bao giờ. Một đêm nọ, ngài cho Pha-ra-ôn mơ hai giấc chiêm bao mà ông không thể quên. Trong giấc mơ thứ nhất, vua thấy bảy con bò tốt mã và béo mập từ sông Nin đi lên, theo sau là bảy con bò xấu xí và gầy gò. Bảy con bò xấu xí nuốt bảy con bò mập. Sau đó, Pha-ra-ôn lại nằm mơ và thấy bảy bông lúa mọc trên cùng một thân. Nhưng rồi có bảy bông lúa khác lép hạt, bị gió thổi héo khô, mọc lên sau và nuốt chửng bảy bông lúa tốt. Sáng hôm sau, Pha-ra-ôn thức giấc. Vì vô cùng bối rối về giấc mơ ấy nên ông đã triệu đến tất cả các pháp sư và thuật sĩ để giải nghĩa. Nhưng họ đều không giải được (Sáng-thế Ký 41:1-8). Chúng ta không biết rõ là họ đã đứng ngẩn ngơ hoặc đưa ra nhiều ý kiến mâu thuẫn nhau về giấc mơ hay không. Nhưng dù sao đi nữa, Pha-ra-ôn rất thất vọng và càng nóng lòng muốn biết ý nghĩa giấc mơ.
Cuối cùng, quan dâng rượu nhớ ra Giô-sép! Lương tâm ông cắn rứt. Ông kể với Pha-ra-ôn về chàng thanh niên đặc biệt ở trong tù mà hai năm trước đã giải chính xác giấc mơ cho ông và quan dâng bánh. Ngay lập tức, Pha-ra-ôn cho gọi Giô-sép ra khỏi tù.—Sáng-thế Ký 41:9-13.
Hãy hình dung Giô-sép cảm thấy thế nào khi nhận được chiếu chỉ của vua. Ông vội thay quần áo và cạo đầu theo phong tục của người Ai Cập. Chắc hẳn ông đã khẩn thiết cầu xin Đức Giê-hô-va ban phước cho ông trong lần diện kiến này. Không lâu sau, ông có mặt ở cung điện lộng lẫy và diện kiến đức vua. Kinh Thánh viết: “Pha-ra-ôn phán cùng Giô-sép rằng: Trẫm có thấy một điềm chiêm-bao mà chẳng ai bàn ra. Vậy, trẫm nghe rằng khi người ta thuật điềm chiêm-bao lại cho, thì ngươi bàn được”. Một lần nữa, Giô-sép lại biểu lộ lòng khiêm nhường và đức tin nơi Đức Chúa Trời khi nói: “Đó chẳng phải tôi, nhưng ấy là Đức Chúa Trời đem sự bình-an đáp cho bệ-hạ vậy”.—Sáng-thế Ký 41:14-16.
Đức Giê-hô-va yêu mến những người khiêm nhường và trung thành nên không ngạc nhiên gì khi ngài cho Giô-sép biết ý nghĩa mà các pháp sư và thuật sĩ không thể hiểu được. Giô-sép cho Pha-ra-ôn biết hai giấc chiêm bao có cùng một ý nghĩa. Bằng cách lặp lại thông điệp, Đức Giê-hô-va đang tuyên bố rằng vấn đề “đã quyết-định”, tức là chắc chắn sẽ ứng nghiệm. Các con bò mập và nhánh lúa tốt tượng trưng cho bảy năm bội thu ở Ai Cập, còn những con bò gầy guộc và nhánh lúa lép tượng trưng cho bảy năm đói kém theo sau bảy năm bội Sáng-thế Ký 41:25-32.
thu. Nạn đói đó sẽ nuốt lấy sự dư dật của xứ.—Pha-ra-ôn biết Giô-sép giải đúng giấc mơ. Nhưng phải làm sao đây? Giô-sép đệ trình lên vua một kế hoạch. Đó là Pha-ra-ôn cần tìm một người “thông-minh trí-huệ” để trông coi việc thu góp mùa màng thặng dư của xứ vào kho suốt bảy năm bội thu, rồi phân phát cho người thiếu thốn phần thặng dư ấy trong thời kỳ đói kém (Sáng-thế Ký 41:33-36). Kinh nghiệm và tài năng của Giô-sép hoàn toàn xứng đáng đảm trách công việc ấy, nhưng chàng không đề cử chính mình. Sự khiêm nhường và đức tin giúp chàng không nghĩ đến chuyện đó. Nếu thật sự tin cậy Đức Giê-hô-va, chúng ta không cần nuôi tham vọng và ấp ủ sự thăng tiến. Chúng ta có thể được bình an bằng cách trao mọi vấn đề trong bàn tay quyền năng của ngài.
‘CHÚNG TA HÁ DỄ TÌM MỘT NGƯỜI NHƯ NGƯỜI NẦY SAO?’
Pha-ra-ôn cùng toàn thể quần thần đều nhìn thấy sự khôn ngoan trong kế hoạch của Giô-sép. Vua cũng nhận ra rằng Đức Chúa Trời của Giô-sép là đấng ban những lời khôn ngoan cho chàng. Vua phán với mọi quần thần có mặt trong cung điện: “Chúng ta há dễ tìm một người như người nầy, có thần-minh của Đức Chúa Trời được sao?”. Vua phán với Giô-sép: “Vì Đức Chúa Trời xui cho ngươi biết mọi việc nầy, thì chẳng còn ai được thông-minh trí-huệ như ngươi nữa. Vậy, ngươi sẽ lên cai-trị nhà trẫm; hết thảy dân-sự của trẫm đều sẽ vâng theo lời ngươi. Trẫm lớn hơn ngươi chỉ vì ngự ngôi vua mà thôi”.—Sáng-thế Ký 41:38-48.
Pha-ra-ôn đã giữ lời. Giô-sép liền được mặc áo vải gai mịn. Vua ban cho chàng vòng đeo cổ bằng vàng, nhẫn, một cỗ xe ngựa hoàng gia và quyền hành trên khắp xứ để thực hiện kế hoạch chàng đề ra (Sáng-thế Ký 41:42-49). Vậy là chỉ trong vòng một ngày, Giô-sép đã chuyển từ nhà tù sang cung điện. Khi thức dậy, chàng là một tù nhân; khi đi ngủ, chàng là nhà cai trị đứng thứ hai sau Pha-ra-ôn. Đức tin của Giô-sép nơi Đức Giê-hô-va được minh chứng thật rõ ràng! Đức Giê-hô-va nhìn thấy mọi bất công mà người tôi tớ này phải chịu đựng trong nhiều năm. Ngài đã giải quyết vấn đề đúng lúc và đúng cách. Ngài không chỉ sửa đổi những điều ngang trái Giô-sép phải chịu mà còn gìn giữ tương lai của nước Y-sơ-ra-ên. Điều này sẽ được nói đến trong một bài khác.
Nếu đang đương đầu với hoàn cảnh khó khăn, có lẽ sự bất công cứ kéo dài hết năm này đến năm nọ, thì bạn đừng tuyệt vọng. Hãy nhớ đến Giô-sép. Vì Giô-sép không bao giờ ngưng thể hiện sự tử tế, khiêm nhường, lòng chịu đựng và đức tin, nên Đức Giê-hô-va có mọi lý do để ban thưởng cho chàng.
^ đ. 10 Người Ai Cập cổ đại có hơn 90 loại bánh mì và bánh ngọt. Vì thế, quan dẫn đầu đội làm bánh của Pha-ra-ôn là người có địa vị. Còn quan dẫn đầu đội dâng rượu có trách nhiệm đảm bảo rượu hoặc có lẽ bia của Pha-ra-ôn đạt chất lượng tốt nhất, ông cũng phải đảm bảo vua không bị đầu độc—đây là nguy cơ có thật, vì âm mưu và việc ám sát trong hoàng cung thường xảy ra. Không ngạc nhiên gì khi quan dâng rượu thường trở thành cố vấn tín cẩn của vua.