BÀI TRANG BÌA | LÀM SAO VƯỢT QUA NỖI LO LẮNG?
Lo lắng về gia đình
Chị Janet kể lại: “Không lâu sau khi cha tôi qua đời, chồng tôi bảo anh ấy đã tìm được người đàn bà khác. Sau đó, không nói thêm lời từ biệt, anh dọn hết đồ đạc của mình, bỏ tôi cùng hai đứa con”. Chị Janet tìm được việc làm nhưng bị mất căn nhà vì không đủ tiền để trả góp. Ngoài vấn đề tài chính, chị còn đối mặt với các vấn đề khác. Chị cho biết: “Tôi đã kiệt sức vì quá lo lắng về các trách nhiệm mới mà tôi phải đảm đương một mình. Lúc đó tôi cảm thấy có lỗi vì không thể chu cấp đầy đủ cho hai con như các bậc cha mẹ khác. Thậm chí giờ đây, tôi lo lắng không biết người ta nghĩ gì về tôi và các con. Liệu họ có thắc mắc, tôi có cố gắng để cứu vãn hôn nhân của mình hay không?”.
Việc cầu nguyện giúp chị Janet cảm thấy nhẹ nhõm và vun đắp tình bạn với Đức Chúa Trời. Chị cho biết: “Khó nhất là ban đêm, khi mọi thứ càng yên ắng thì tôi càng lo nhiều hơn. Tôi ngủ được nhờ cầu nguyện và đọc Kinh Thánh. Một trong những câu Kinh Thánh mà tôi thích là Phi-líp 4:6, 7: ‘Đừng lo lắng bất cứ điều gì, nhưng trong mọi việc, hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin và tạ ơn mà trình lời thỉnh cầu của anh em cho Đức Chúa Trời; rồi sự bình an của Đức Chúa Trời, là điều không ai hiểu thấu, sẽ bảo vệ lòng và trí của anh em’. Tôi cầu nguyện nhiều đêm liền và cảm nhận sự bình an của Đức Giê-hô-va an ủi tôi”.
Trong Bài giảng trên núi, khi nói về lời cầu nguyện, Chúa Giê-su đưa ra những lời trấn an áp dụng cho mọi nỗi lo lắng: “Cha của anh em là Đức Chúa Trời đã biết anh em cần gì, trước khi cầu xin ngài” (Ma-thi-ơ 6:8). Dù vậy, chúng ta vẫn phải cầu xin ngài. Lời cầu nguyện là cách chính yếu để chúng ta có thể “đến gần Đức Chúa Trời”. Kết quả thế nào? ‘Ngài sẽ đến gần chúng ta’.—Gia-cơ 4:8.
Thi-thiên 65:2). Đó là lý do Chúa Giê-su dạy các môn đồ “luôn cầu nguyện và không nản lòng” (Lu-ca 18:1). Chúng ta phải luôn cầu xin Đức Chúa Trời hướng dẫn và giúp đỡ, tin chắc rằng ngài sẽ ban thưởng cho chúng ta vì đã thể hiện đức tin. Đừng bao giờ nghi ngờ ước muốn hoặc khả năng của ngài trong việc giúp đỡ chúng ta. Việc “không ngừng cầu nguyện” chứng tỏ chúng ta có đức tin thật sự.—1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:17.
Cầu nguyện không chỉ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi bày tỏ mối lo lắng của mình. Đức Giê-hô-va, “Đấng nghe lời cầu-nguyện”, cũng hành động vì lợi ích của những ai tìm kiếm ngài bằng đức tin (ĐỨC TIN THẬT SỰ CÓ NGHĨA GÌ?
Nhưng đức tin thật sự là gì? Đức tin bao hàm việc “cần phải tìm hiểu” về Đức Chúa Trời là đấng như thế nào (Giăng 17:3). Trước tiên, chúng ta tiếp thu sự hiểu biết về Đức Chúa Trời qua Kinh Thánh. Chúng ta học được rằng ngài nhìn thấy từng cá nhân và muốn giúp chúng ta. Tuy nhiên, đức tin thật bao hàm nhiều hơn việc chỉ biết vài điều về Đức Chúa Trời. Đức tin cũng có nghĩa là có mối quan hệ mật thiết với ngài. Như tình bạn với một người, chúng ta không thể vun đắp tình bạn ấy một sớm một chiều. Khi học biết thêm về ngài, đức tin chúng ta sẽ “ngày càng gia tăng” theo thời gian, “làm điều đẹp lòng ngài” và cảm nghiệm được sự trợ giúp của ngài (2 Cô-rinh-tô 10:15; Giăng 8:29). Chính đức tin này giúp chị Janet đối phó với những nỗi lo lắng.
Chị Janet nói: “Điều vun đắp đức tin của tôi chính là nhìn thấy bàn tay Đức Giê-hô-va nâng đỡ tôi từng bước. Nhiều lần chúng tôi gặp bất công dường như không thể vượt qua. Tôi cầu nguyện nhiều và Đức Giê-hô-va luôn mở đường theo cách mà tôi không bao giờ nghĩ ra. Mỗi khi cảm ơn ngài, tôi được nhắc nhở rằng ngài đã giúp đỡ tôi nhiều biết bao. Ngài luôn giúp tôi đúng thời điểm, thường thì đúng lúc. Và ngài ban cho tôi các người bạn thật, là những nam, nữ tín đồ chân chính của đạo Đấng Ki-tô. Họ luôn ở bên cạnh tôi và làm gương tốt cho các con tôi”. *
“Tôi biết tại sao Đức Giê-hô-va ghét việc ly dị (Ma-la-chi 2:16). Đối với người hôn phối vô tội, đây là sự phụ bạc tàn nhẫn nhất. Chồng tôi đã bỏ đi nhiều năm nhưng đôi khi tôi vẫn cảm thấy mình cô đơn và vô giá trị. Mỗi lúc như thế, tôi cố gắng làm điều gì đó để giúp đỡ người khác, và điều này cũng giúp tôi”. Nhờ áp dụng nguyên tắc Kinh Thánh là không nên tự cô lập, chị Janet đã bớt lo lắng. *—Châm-ngôn 18:1.
Đức Chúa Trời là “cha kẻ mồ-côi, và quan-xét của người góa-bụa”.—Thi-thiên 68:5
Chị Janet bộc bạch: “Niềm an ủi lớn nhất của tôi là biết Đức Chúa Trời, ‘Cha kẻ mồ-côi, và quan-xét của người góa-bụa’. Ngài sẽ không bao giờ bỏ chúng tôi như chồng tôi” (Thi-thiên 68:5). Chị Janet biết Đức Chúa Trời không thử thách chúng ta “bởi điều ác nào”. Trái lại, ngài “rộng rãi ban cho mọi người” sự khôn ngoan và “sức lực hơn mức bình thường” để giúp chúng ta đối phó với những nỗi lo lắng.—Gia-cơ 1:5, 13; 2 Cô-rinh-tô 4:7.
Nhưng nói sao nếu chúng ta lo lắng vì gặp nguy hiểm?
^ đ. 10 Để biết thêm những cách thực tế hầu đối phó với nỗi lo lắng, xem loạt bài “Bạn có thể kiểm soát đời mình không?” trong Tỉnh Thức! tháng 7 năm 2015, cũng có tại www.mt1130.com/vi.